Kinh nghiệm cho người lần đầu mua loa karaoke


Khi bạn có nhu cầu mua một bộ loa karaoke, việc đầu tiên bạn cần nghĩ đến là phải chọn sao cho bộ loa ấy có thể tương thích với những thiết  bị bạn đã có như đầu, amply…  Chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp trước rất nhiều những loại loa sẵn có trên thị trường.  Nếu không tự tin với việc chọn lựa của mình, hãy đi cùng hoặc tham khảo ý kiến một người am hiểu để được chỉ dẫn tường tận. Nhưng nếu trong trường hợp không may bạn phải đơn thương độc mã đi mua loa karaoke, thì những lời khuyên dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.



Chọn đúng kích cỡ, chất liệu phù hợp với không gian

Khi đến một cửa hàng thiết bị âm thanh, nhiều người sẽ "choáng" vì những bộ loa lớn và kêu to. Tuy nhiên, độ lớn của driver, thùng loa hay tiếng loa không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với chất lượng. Bạn cần nghe thử nhiều và kiểm tra chất lượng thùng (chất liệu, độ cứng cáp...) trước khi quyết định mua. Chất liệu thùng là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên chất lượng âm thanh, do đó, hãy bỏ qua các bộ loa to lớn, nhìn thì rất "khủng" nhưng được đóng bằng thứ gỗ ọp ẹp.

Không gian sẵn có của bạn lớn nhỏ thế nào sẽ quyết định bạn nên mua loại loa nào. Người ta không thể đặt một bộ quá cồng kềnh, trông rất "khủng" trong một không gian hạn hẹp bởi bạn sẽ phải tính cả diện tích cần có để làm tiêu âm, tán âm, khoảng cách loa đặt cách xa tường... Hoặc cũng không thể mua một bộ loa âm thanh quá nhỏ so với một không gian mở và thoáng.

Nghe thử âm thanh

Loa karaoke thường được cấu tạo gồm 3 hoặc 4 đường tiếng và được phát qua bộ khuyếch đại nhằm truyền tải âm thanh trực tiếp từ giọng ca ra bên ngoài. Mức độ chân thực của âm thanh sẽ tùy thuộc vào độ nhạy cảm của âm thanh và các hiệu ứng đi kèm. Khác với các dòng loa để nghe nhạc, xem phim hoặc xem TV, dòng loa karaoke sẽ truyền tải trực tiếp âm thanh từ âm của một cá nhân, tập thể thông qua micro, amply, đầu karaoke, màn hình hiển thị trong một không gian kín nên âm thanh được thu và xử lý ở một mức độ rất tinh tế.

Để thử một bộ loa karaoke xem âm thanh nó như thế nào, bạn sẽ cần các thiết bị đi kèm là micro, amply, đầu, màn hình và một không gian kín.. Tuy nhiên, các cửa hàng thiết bị âm thanh thường sẽ không đáp ứng được điều đó. Vậy bạn hãy mang theo CD của mình đến cửa hàng và nghe thử âm thanh của loa. Cần chú ý là nghe thử nhạc chứ không phải là phim. Hầu như 100% âm thanh mà bạn nghe trong phim đều là nhân tạo và chỉ có âm nhạc mới xác định được chất lượng của bộ loa.
Hãy chọn loa theo đúng “gu” mà mình thích. Mỗi người có một sở thích nghe khác nhau và điều này rất khó thay đổi dù bị tác động. Không nên vác về một bộ loa mà các "lão làng" cho là hay nhưng bạn không thực sự thoải mái.

Bạn cũng không nên ngại người bán hàng vì cứ đòi nghe mà không mua. Âm thanh không phải món hàng dễ mua và bạn cần "chai" và trò chuyện khéo léo với người bán một chút để chọn được loa mình thích.

Chọn loa tương thích với bộ dàn hiện tại

Nếu bạn có nhu cầu mua một bộ dàn hoàn chỉnh thì mọi thứ dường như dễ dàng hơn. Nhưng nếu ở nhà đã có amply và đầu, bạn chỉ cần mua loa karaoke, bạn sẽ làm thế nào.  Đừng tưởng rằng nhà đã có amply, đầu DVD, chỉ cần ghép thêm loa, mua thêm cặp micro rồi đem hát là hay như ca sỹ nhé. Xem thêm: Cách phối ghép amply karaoke và loa karaoke  

 

Với các thương hiệu của Âu – Mỹ, thường bạn sẽ thấy một mặt hàng nhất định trong bộ dàn chứ không phải cả dàn karaoke.  Nên nếu ở nhà bạn đã có Amply, đầu karaoke Âu – Mỹ thì bạn cũng nên mua thêm bộ loa của Âu – Mỹ (thường là các thương hiệu BMB, BOSE, JAMO…) về để lắp ráp.

 

Còn với các nhãn hàng nội địa hoặc châu Á thì bạn nên sắm một bộ loa đồng bộ vì các nhãn hàng nội địa hoặc châu Á thường sản xuất nguyên dàn karaoke (như Dalton, Ariang, Paramax, Nanomax, Jarguar…). Không phải mua bất cứ loa nào về cũng đều tương thích với Amply, nhất là kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia, kiểu như Amply của Jarguar nhưng lại mua loa của Ariang.

 

 

Bạn nên trực tiếp gọi điện hoặc đến những công ty có thương hiệu amply bạn đang sở hữu để nhờ tư vấn loa, như thế bạn sẽ đảm bảo được độ tương thích và chất lượng âm thanh rồi mới đến cửa hàng điện máy chọn bộ loa như đã được tư vấn.

 

Chọn những nhãn hàng có uy tín

 

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 3 dòng chính cung cấp về loa karaoke: Dòng loa gia công, dòng loa tự sản xuất trong nước và dòng loa ngoại nhập.

Với dòng loa gia công, đứng đầu về mảng karaoke là 2 thương hiệu Ariang với phân khúc giá trung và Nanomax đánh vào phân khúc giá rẻ. Ngoài ra còn vô vàn các nhãn hiệu khác như Dalax, Omaton, Gunner…

 

Với dòng sản xuất nội địa thì có hai ông lớn Dalton và Paramax đang tập trung vào thị trường trung và cao cấp.

 

Còn thị trường ngoại nhập có thể kể đến Bose, BMB, JBL, Vinaktv…


Với rất nhiều nhãn hiệu khiến bạn dễ choáng ngợp như vậy thì cách lựa chọn tốt nhất là dựa vào sự đánh giá của các tổ chức uy tín của Việt Nam và thế giới để kiểm nghiệm chất lượng các tiêu chí: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng đạt tiêu chuẩn ISO…

 

Chọn loa hợp túi tiền

 

Một căn cứ thiết thực nữa cho bạn chính là giá cả hợp với túi tiền của bạn.

Nếu chi phí eo hẹp, bạn có thể chọn  một bộ loa Trung Quốc hoặc Việt Nam đóng giá 1,5 - 1,6 triệu.

 

Với mức tiền nhiều hơn một chút bạn sẽ có khá nhiều giải pháp. Nếu chọn loa mới, bạn có thể dùng loa của CAVD model CS-450 giá 1,7 triệu hoặc CS-352 giá 2,5 triệu. Nếu chấp nhận chơi loa second-hand, thì lựa chọn cũng phong phú không kém. Theo những người có kinh nghiệm, dòng loa second-hand hát karaoke hay nhất là Bose hoặc BMB. Giá một cặp loa cũ như Bose 201 hay BMB X21 vào khoảng 2,5 triệu; Bose 301III khoảng 3,7 triệu; Bose 301IV hoặc 4.2 khoảng 4,5 triệu.

 

Còn nếu muốn "hát hay như ngoài nhà hàng", bạn có thể mạnh tay đầu tư những loa xịn đã qua sử dụng, như Bose 301IV hoặc Bose 4.2. Đối với dòng loa mới, JBL vừa đưa ra thị trường sản phẩm loa chất lượng cao, chuyên dùng cho karaoke, model KHM-10 với giá 6,2 triệu đồng/đôi. Để tăng cường tiếng trầm cho hệ thống loa, bạn có thể mua và ghép thêm vào bộ dàn này một "cục" subwoofer. Có thể chọn hãng Yamaha hay B&W. Với loa siêu trầm Yamaha second-hand, giá dao động từ 1,8 đến hơn 4 triệu. Subwoofer mới giá khoảng 250 - 400 USD. Thương hiệu CADV cũng có loa siêu trầm, giá chỉ 1,5 triệu.



Trên đây là những chia sẻ khi bạn chọn mua một bộ loa mà chưa có kinh nghiệm gì. Chúc các bạn sẽ chọn được một bộ loa như ý muốn.
Kinh nghiệm cho người lần đầu mua loa karaoke Kinh nghiệm cho người lần đầu mua loa karaoke Reviewed by Unknown on 10:14 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.